TỈ LỆ TƯƠNG PHẢN LÀ GÌ

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng tỉ lệ tương phản để xác định phong cách hình ảnh của bạn và xây dựng tính thẩm mỹ nhất quán trong mọi cảnh.

Với nhiều năm kinh nghiệm sản xuất phim, một trong những rào cản lớn nhất mà tôi phải vượt qua là sự thiếu nhất quán về mặt thị giác giữa các shot. Tôi bắt đầu cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây ra điều này trong quá trình của mình. Trong quá trình tìm kiếm, tôi đã đánh giá độ sâu trường ảnh, ánh sáng, các shot tracking – không có thứ gì giúp cho các footage của tôi đạt được mức độ nhất quán mà tôi mong muốn.

Vậy nên tôi bắt đầu làm mới lại mình bằng cách tìm hiểu lại các lý thuyết màu sắc cơ bản nhất trước khi đâm đầu vào ngụp lặn trong những chương trình chỉnh màu như Resolve. Thông qua các chương trình như Resolve, tôi có thể tạo ‘look’ cho các footage của mình, nhưng tôi không thể nào gạt được cái ý nghĩ rằng, trong quá trình xử lý, hẳn tôi đã làm sai điều gì đó, vậy nên các footage trở nên không nhất quán một cách bí ẩn như vậy.

Tôi tiếp tục làm việc với tư cách là một colorist, tôi nhận ra rằng hầu hết footage khiến tôi đau đầu đều gặp những vấn đề về tính nhất quán tương tự như vậy. Tôi bắt đầu tìm hiểu, chính xác thì, do đâu mà các footage này lại khó chỉnh màu như vậy. Sau một thời gian nghiên cứu điên cuồng, tôi tìm thấy một số bài viết trên diễn đàn đã bị lãng quên từ lâu.

Cuối cùng thì tôi cũng đã gặp được một bài viết giải đáp được những thắc mắc của tôi bây lâu nay. Tôi đặt tên cho khái niệm mới này là “tỉ lệ tương phản” (hay “tỉ lệ ánh sáng”)

Tỉ lệ tương phản là gì?

Tỉ lệ tương phản là một con số biểu thị sự khác biệt về mức độ phơi sáng giữa hai vùng trong khung hình. Trên hiện trường, bạn thường đo tỉ lệ này bằng đơn vị stop, nhưng bạn cũng có thể đo lường tỉ lệ tương phản bằng IRE. Về mặt lý thuyết, bạn có thể so sánh hai vùng bất kỳ trong khung hình, nhưng phần lớn thời gian bạn sẽ làm việc với tỉ lệ giữa “đèn key và đèn fill” hoặc “tỉ lệ giữa đèn key và đèn background”.

Key với Fill

Key với Fill là tỉ lệ tương phản được sử dụng phổ biến nhất. Tỉ lệ này mô tả mối quan hệ giữa lượng ánh sáng phát ra từ phía chủ thể nhận được ánh sáng từ đèn key so với phía chủ thể nhận được ánh sáng từ đèn fill. Nó là tỉ lệ được sử dụng phổ biến nhất do những lợi ích nó mang lại khi chủ thể trong khung hình là người. Tỉ lệ này có thể đại diện cho tất cả mọi thứ từ các video quay tin, các footage ‘phẳng’ hoặc các footage có tâm trạng rõ ràng với kiểu dùng ánh sáng có độ tương phản cao như trong các phim điện ảnh.

Key với Background

Tỉ lệ được sử dụng phổ biến thứ 2 là Key với Background. Tỉ lệ này giúp bí mật hướng dẫn ánh mắt của người xem đến các vùng quan trọng có ý nghĩa kể chuyện trong khung hình. Tỉ lệ này đại diện cho mỗi quan hệ giữa vùng sáng từ keylight chiếu lên chủ thể với độ sáng của background.

Làm thế nào để đọc được tỉ lệ tương phản.

Một khi bạn đã có khái niệm căn bản, bạn có thể học về tỉ lệ tương phản một cách dễ dàng.

Sử dụng các source miễn phí trên internet như Stills From Beautiful Films để kéo một số shot từ trong các bộ phim ưa thích của tôi vào Resolve (hoặc một chương trình nào khác có tính năng False Color), tôi có thể thấy ngay tỉ lệ tương phản được một số cinematographer nhiều ảnh hưởng nhất mọi thời đại sử dụng.

Dùng False Color để đo lường tỉ lệ tương phản là một quá trình tương đối khác so với việc sử dụng nó để đo độ phơi sáng.

Để đo lường tỉ lệ tương phản trong false color, hãy theo những bước sau đây:

  1.    Tải một khung hình tĩnh từ footage của bạn.

(Hình ảnh được sử dụng trên đây được lấy từ tác phẩm A Serious Man của anh em nhà Coen, do Roger Deakins quay)

  1. Mở False Color

Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng một quy trình hoàn toàn miễn phí để bạn có thể làm được nó ngay lập tức mà không cần lăn tăn đến chuyện bản quyền phần mềm.

IWLTBAP có cung cấp các LUT false color mà bạn có thể ‘liệu cơm gắp mắm’ mà mua. Bởi vì đây không phải là một plugin hay tích hợp sẵn trong một màn hình, chúng ta sẽ có một số việc để giải quyết. Các giải pháp cao cấp hơn thường mang tính trực quan hơn, nhưng chúng vẫn dùng chung những nguyên tắc căn bản. Lợi thế của việc dùng LUT là nó tương thích với nhiều chương trình, camera, màn hình… có hỗ trợ LUT.

  1. Xác định các vùng bị ảnh hưởng bởi các nguồn sáng khác nhau.

Để xác định loại tỉ lệ mà bạn sẽ đo, hãy kiểm tra tất cả các nguồn sáng chiếu sáng cho khung hình đó và xem cách ánh sáng tác động tới chủ thể trong khung hình, tiền cảnh và hậu cảnh.

Trong khung hình này, chúng ta có thể thấy rằng key light đến từ phía bên trái máy quay và ảnh hưởng một chút đến background. Chúng ta có thể đoán là ánh sáng từ fill light là loại ánh sáng được phản chiếu lại từ một nguồn sáng nào đó.

Sau khi phân tích được ánh sáng của shot này, chúng ta có thể đưa ra quyết định tìm tỉ lệ tương phản trong mối quan hệ giữa giá trị độ sáng từ key light và background light hay fill light.

Vì đây là một set-up ánh sáng tạo độ tương phản cao lên chủ thể, vậy nên chúng ta sẽ dùng tỉ lệ Key với Fill.

  1. Tìm giá trị độ sáng ở đơn vị Stop hoặc IRE cho phần chịu ảnh hưởng của Key light trên chủ thể

Đây là giải pháp đầu tiên mà chúng ta sẽ phải giải quyết khi dùng LUT. Hầu hết các plugin false color chuẩn hoặc tính năng false color được trang bị trên màn hình sẽ cho phép người dùng xác định màu sắc và độ sáng của riêng họ, như zebras. Ở đây, chúng ta chỉ có lớp phủ màu sắc mà không có bất cứ điểm tham chiếu trực tiếp nào.

Tôi kéo ảnh tham chiếu lên phía trên LUT này, đánh số các stop trên biểu đồ, và giờ chúng ta sẽ tiếp tục.

Lúc này, chúng ta chỉ cần match màu và chú ý số stop. Nói chúng, tôi sẽ dùng số ở giữa khi tính tỉ lệ tương phản để tìm độ phơi sáng trung bình cho bất kỳ khu vực nào mà tôi đang đo sáng.

  1. Lặp lại quá trình trên với nguồn sáng thứ 2

  1. Giảm giá trị xuống mẫu số chung thấp nhất

Giờ chúng ta có thể thấy tỉ lệ Key với Fill là 7:1. Nếu tôi cố mô phỏng một look như thế này, tôi đã có một điểm tham chiếu rõ ràng để làm.

Làm việc này trên hiện trường

Vậy thì làm sao bạn có thể áp dụng phương thức này cho lần quay tiếp theo của mình?

Các dễ nhất để nhanh chóng áp dụng kiến thức này vào công việc của bạn là bật chế độ false color trên màn hình. Từ đây, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh đèn và các phụ kiện ánh sáng để có được tỉ lệ tương phản thích hợp. Bạn cũng có thể làm việc này với thiết bị đo sáng, nhưng để cố định tỉ lệ tương phản, tôi khuyên bạn nên dùng false color.

Cuối cùng, hãy chọ ảnh tham chiếu phù hợp cho mỗi cảnh. Vào Stills from Beautiful Films hoặc một trang nào đó trong vô số website có trên internet – chọn một khung hình tĩnh từ một bộ phim bạn thích và cảm thấy phù hợp cho cảnh của bạn. Các hình ảnh này là một nguồn tham khảo tốt và nhanh chóng để xác định tỉ lệ tương phản mà bạn cần để tạo được look gần giống với ý đồ của bạn nhất.

Khi luyện tập đủ nhiều, bạn sẽ phát triển được một khả năng tự nhiên để phát hiện và điều chỉnh các tỉ lệ khi quay, bạn sẽ chỉ cần các công cụ để xác nhận lại bản năng của mình.

Sử dụng các tỉ lệ tương phản cho phép bạn xác định look cho mỗi cảnh trước khi bắt đầu quay, loại bỏ nhiều công việc không cần thiết trong hậu kỳ. Quan trọng nhất là, giác quan thứ 6 của bạn sẽ giúp bạn xác định phong cách của riêng mình và quay được các hình ảnh đẹp và nhất quán.

Nguồn: Premium Beat

Pixel Factory sưu tầm và biên dịch